NỘI DUNG
- Gạch bê tông nhẹ có thấm nước không? Cách xử lý và bảo dưỡng
- Gạch bê tông nhẹ có thấm nước không?
- Cách xử lý thấm gạch bê tông nhẹ hiệu quả
- Kết luận: Bê tông nhẹ có thấm nước không?
- Đá xuyên sáng là gì? Các loại đá onyx và ứng dụng
- Tấm Panel tường ALC: Giải đáp 3 thắc mắc thường gặp về tấm panel tường ALC tại Đà Nẵng
- Nhà tiền chế bê tông nhẹ – Giải pháp xây dựng hiện đại, tiết kiệm 2025
- Bê tông nhẹ là gì? Ưu – nhược điểm và ứng dụng thực tế
- Cải tạo nhà ở Đà Nẵng: Top 1 Giải pháp tối ưu với gạch bê tông nhẹ
- Nhà khung thép, gạch AAC: Giải pháp hoàn hảo cho nhà ở Đà Nẵng
Gạch bê tông nhẹ có thấm nước không? Cách xử lý và bảo dưỡng
Trong những năm gần đây, bê tông nhẹ—hay còn gọi là bê tông khí chưng áp (AAC)—đã trở thành vật liệu xây dựng được ưa chuộng nhờ trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tốt và thi công nhanh gọn.
Tuy nhiên, với cấu trúc rỗng bọt khí, bê tông nhẹ cũng có nguy cơ hút ẩm, thấm nước nếu không hoàn thiện và bảo dưỡng đúng cách.
Trong bài này, chúng ta sẽ giải đáp chính xác bê tông nhẹ có thấm nước không, tìm hiểu nguyên nhân, cách xử lý thấm, và bí quyết bảo dưỡng lâu dài cho tấm và khối AAC.


Gạch bê tông nhẹ có thấm nước không?
Bê tông nhẹ (AAC) là vật liệu phổ biến dần thay vế gạch truyền thống ngày nay nhờ vào đặc điểm nhẹ, cách nhiệt, cách âm — nhưng có một điều cần nắm rõ: nó có tính hút nước. Vậy đầu tiên, để trả lời bê tông nhẹ có thấm nước không, cần hiểu cấu trúc bọt khí tạo nên khả năng hút ẩm.
Hãy khám phá bài viết [Tìm hiểu mô hình nhà tiền chế kết hợp bê tông nhẹ] để thấy rõ cách vật liệu này được ứng dụng thực tế trong công trình hiện đại.
1. Cấu trúc tự nhiên
AAC/ALC được tạo ra có cấu trúc bọt khí tự nhiên, sinh ra hàng triệu lỗ rỗng – tạo nên khả năng cách nhiệt, nhưng cũng là mao dẫn, đường dẫn cho hơi ẩm và nước xâm nhập vào cấu trúc khối bê tông.
Tuy nhiên, khả năng hút nước này chậm, chỉ tăng nhanh ở phút đầu rồi dần chậm lại và không bị mục hay bị hỏng cấu trúc vì tính trơ về mặt hoá học của bê tông khí.


2. Thực tế khả năng hút nước theo nghiên cứu
- Theo nghiên cứu đăng trên Wiley, AAC/ALC có độ hút nước ban đầu cao hơn gạch nhẹ thông thường, nhưng sẽ chậm đần và chỉ dừng ở phạm vi dưới 0.5 g/cm³, không tăng mãi. Trong điều kiện mưa kéo dài thì tỉ lệ thấm của bê tông khí sẽ dần thấp hơn các loại vật liệu truyền thống khác.
- Báo cáo từ ScienceDirect nhấn mạnh: mặc dù AAC “nổi tiếng” vì khả năng hút ẩm, nhưng đó là kết quả vật lý; nếu tường được bảo vệ đúng cách, thì lo ngại về thấm sẽ không xảy ra.
3. Kết nối từ chuyên gia
Một bài từ LinkedIn có tiêu đề “Demystifying AAC Blocks: Are They Waterproof?” ghi rõ:
“AAC blocks have a much lower water absorption rate”.
→ “Gạch bê tông khí AAC có tỷ lệ hút nước thấp hơn đáng kể.”
Hay trong bài “Why AAC Blocks Are Perfect for The Monsoon Season?”, các chuyên gia nhận xét:
“AAC blocks do not absorb water quickly, preventing dampness and maintaining structural integrity even in heavy rains”.
→ “AAC không hút nước nhanh, giúp ngăn ẩm và giữ kết cấu nguyên vẹn ngay cả khi mưa lớn.”
Vì sao AAC dễ xử lý hơn sau khi thấm:
- Trơ về mặt hóa học – không bị mục nát
- Panel bê tông nhẹ/ gạch AAC là vật liệu vô cơ, không chứa thành phần hữu cơ, nên sau khi hút ẩm không gây mốc, không sình nát như gỗ, thạch cao hay mục như gạch truyền thống.
- Sự trơ này giúp cấu trúc không bị biến dạng giữ nguyên tuổi thọ công trình – chỉ cần làm khô và phủ lại là gần như trở lại trạng thái ban đầu.
- Ổn định cơ học – không mất khả năng chịu lực
- Nghiên cứu trên YourHome.gov.au xác nhận AAC không suy giảm cấu trúc hay sức bền chịu lực ngay cả khi bị ẩm, nếu được hoàn thiện đúng:
“If the surface is protected… AAC is not affected by harsh climatic conditions and does not degrade under normal atmospheric conditions.”
“Nếu bề mặt được bảo vệ… bê tông khí chưng áp (AAC) sẽ không bị ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu khắc nghiệt và không bị suy giảm dưới các điều kiện khí quyển thông thường.”
- Điều này chứng tỏ bạn hoàn toàn có thể xử lý vết ẩm sau mùa mưa mà không lo bị ảnh hưởng chất lượng vật liệu.
- Nghiên cứu trên YourHome.gov.au xác nhận AAC không suy giảm cấu trúc hay sức bền chịu lực ngay cả khi bị ẩm, nếu được hoàn thiện đúng:
Tóm lại
Tiêu chí | AAC (Autoclaved Aerated Concrete) |
---|---|
Ổn định sau ẩm | Không mốc, không mục, cấu trúc trả lại nguyên vẹn |
Khả năng chịu lực | Giữ được độ bền sau khi khô, chỉ cần làm sạch và bảo dưỡng |
Xử lý hậu thấm | Đơn giản, nhanh gọn, không tốn nhiều chi phí |
Cách xử lý thấm gạch bê tông nhẹ hiệu quả
Khi AAC/ALC (bê tông khí) bị thấm — dù mức thấp — bạn vẫn nên xử lý sớm để giữ tường/sàn được lâu bền, sạch như mới. Dưới đây là 4 bước đơn giản, dễ áp dụng tại công trình:
1. Trám mạch & khe co giãn bằng keo chuyên dụng

– Trước hết, sử dụng keo PU hoặc vữa chuyên dụng để trám kín các khe mạch giữa các tấm và khe co giãn, nhất là những điểm tiếp xúc với khung thép, chân tường.
– Việc này giúp ngăn nước không thể đi sâu vào bên trong, và là bước nền tảng của “cách xử lý thấm bê tông nhẹ” hiệu quả.
2. Quét sơn hoặc vữa chống thấm – đơn giản như cách chống thấm truyền thống
Giống như khi bạn chống thấm cho tường gạch thông thường, với AAC/ALC cũng áp dụng các bước cơ bản sau:
- Trám kín khe mạch
- Như gạch: Dùng vữa xi măng + phụ gia để trám mạch gạch.
- Với gạch bê tông nhẹ: Dùng vữa chuyên dụng để trám kín khe nối giữa các tấm/gạch.
- Trát//tô
- Như gạch: Tô trát lấy phẳng bề mặt để bảo vệ tường cũng như hoàn thiện phần thô.
- Với gạch bê tông nhẹ: Trát 1 lớp vữa tô chuyên dụng ~3mm tạo một lớp bảo vệ tường.
- Quét chống thấm mặt ngoài
- Như gạch: Sau khi vữa khô tiến hành quét chống thấm.
- Với gạch bê tông nhẹ: tương tự gạch.
🎯 Tóm lại
- Về cơ bản các bước y hệt tường gạch: trám mạch → tô/trát → quét chống thấm.
- Vữa chuyên dụng trộn sẵn, dễ sử dụng, tăng khả năng chống thấm hơn vữa trát thông thường.
- Quy trình đơn giản, dễ làm – nhanh – tiết kiệm chi phí.
3. Xử lý vết nứt & vị trí hình thành vết ẩm
1. Xác định & làm sạch vết nứt
- Dùng bay hoặc bàn chà nhỏ để đục rộng mỗi bên khoảng 30–50 mm (tuỳ vết nứt lớn hay nhỏ), nhằm tạo rãnh đủ sâu để đổ vữa.
- Sau đó vệ sinh sạch bụi, vụn trước khi trám.
2. Trám vữa chuyên dụng & dán lưới
- Dùng vữa chuyên dụng để chèn đầy vết nứt đã làm sạch.
- Khi vết nứt rộng, dán lưới sợi thủy tinh hoặc lưới thép lên lớp vữa rồi tô lại để tăng độ bền và chống nứt tái.
3. Xử lý các vị trí nối giữa các vật liệu (cột, dầm, lỗ mở…)
- Tại giao điểm giữa AAC/ALC và các vật liệu khác (BTCT, thép, lỗ cửa), thường xảy ra nứt do co giãn không đồng đều.
- Cách khắc phục: bắn keo PU hoặc dùng vữa đàn hồi + dán lưới chuyên dụng + tô lại.
4. Vết nứt chu vi công–điện: Nứt thường dọc theo đường đi dây ống
- Phương pháp sửa: đục rạch theo đường nứt, trám lại bằng vữa chuyên dụng, dán lưới rồi tô lại để đảm bảo khớp mạch và bền chắc.
5. Vết nứt dưới cửa sổ, góc tường
- Để giảm áp lực lên AAC, nên dùng lanh tô hoặc thép gia cường, dán lưới trước khi tô lại.
- Xử lý: làm sạch, trám vữa chuyên dụng, dán lưới thép/sợi thủy tinh rồi tô hoàn thiện.
Nếu đã áp dụng đúng các bước trên, thì bê tông nhẹ có thấm nước không sẽ không còn là vấn đề đáng lo.
4. Bảo vệ mặt ngoài & thoát nước – chống thấm tấm bê tông khí chưng áp.
Phần này cực kì quan trọng với nguyên tắc đơn giản, dễ nhớ “Duy trì chứ không sửa chữa”: dù chống thấm tốt, nhưng nếu nước không thoát đúng cách, thì mọi nỗ lực trước đó đều không có ý nghĩa. Có 2 điều cần chú ý:
1. Tạo độ dốc cho sân, mái & máng xối
- Như chống thấm cho nhà gạch, sân và mái nên có độ dốc nhẹ, để nước tự chảy ra và không đọng lại.
- Máng xối cần được đặt thấp hơn chân tường, giúp đổ nước xa nền và tránh ngập ẩm do mưa kéo dài.
2. Kiểm tra định kỳ sau mỗi mùa mưa
- Sau mưa, nhớ vệ sinh sạch máng xối và đường ống để không có nơi nước và rác đọng lại.
- Khi thấy chỗ đọng, cần xử lý ngay — vì nước lâu ngày sẽ thấm dần vào bên trong dù phần trên có chống thấm tốt.
- Việc định kỳ kiểm tra để phòng việc thấm xảy ra, tránh mất thời gian và chi phí khắc phục sau này.
🎯 Tóm lại
- Sân/mái: phải dốc nhẹ để nước không đọng.
- Máng xối: đặt thấp hơn chân tường, chở nước ra xa.
- Kiểm tra & vệ sinh nơi thoát nước mỗi mùa mưa.
Kết luận: Bê tông nhẹ có thấm nước không?
- Bê tông khí chưng áp (AAC) không phải là vật liệu “không thấm”, nhưng khả năng chống thấm tốt hơn gạch truyền thống. Nó có tính trơ hóa học và ổn định cơ học, bạn có thể dễ dàng xử lý sau khi bị thấm.
- Khi áp dụng đầy đủ các bước: trám khe – tô/trát – quét chống thấm, cùng với bảo vệ mặt ngoài đúng cách và kiểm tra định kỳ, tường/sàn panel ALC/AAC sẽ không xảy ra vấn đề làm giảm tuổi thọ công trình.
- Đây là giải pháp xây dựng hiệu quả, phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam — nhanh, sạch, dễ thi công và tiết kiệm chi phí bảo trì về lâu dài.
Tóm lại, khi bạn kiểm soát tốt từ đầu, câu hỏi bê tông nhẹ có thấm nước không sẽ chỉ còn là sự hiểu biết về vật liệu chứ không là rủi ro.
Nếu bạn còn đang thắc mắc bê tông nhẹ có thấm nước không hoặc cần tư vấn kỹ thuật chống thấm hay về qui trình thi công, giá vật liệu – hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ miễn phí!
👉 Liên hệ ngay hotline: 091.57.922.75 để được tư vấn miễn phí – nhanh chóng – đúng kỹ thuật bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm!
[Công ty]: BÊ TÔNG KHÍ ALC [Nhà máy]: QL1A, Xã Phước Lộc, Huyện Tuy Phước, Tỉnh Bình Định Hot line: (028) 6685 6139 | Cá nhân: 091.57.922.75
[web]: shopgach.vn